Trang

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

Sơ lược về máy hàn hồ quang tay

Máy hàn hồ quang tay (hay máy hàn hồ quang que) là loại máy hàn điện nóng chảy sử dụng điện cực dưới dạng que hàn. Máy hàn hồ quang tay tất cả các thao tác đều do người thợ hàn thực hiện bằng tay.
Lịch sử phát triển
Năm 1881 Auguste De Meritens là người thực hiện thành công ý tưởng đầu tiên về máy hàn hồ quang điện với điện carbon nối các tấm chì với nhau.
Năm 1887 Nikolai Bernados được cấp bằng sáng chế với phương pháp sử dụng hồ quang của điện cực carbon để hàn các chi tiết bằng công nghệ hàn tay.
Năm 1889, N.G Slavianov và Chairles Coffin đều được cấp bằng sáng chế độc lập cho phương pháp hồ quang mới khi thay thế điện cực carbon bằng điện cực kim loại
Cho tới năm 1907 Oscar Kjellberg (người Thụy Điển) được cấp bằng sáng chế cho máy hàn hồ quang tay sử dụng que hàn có vỏ bọc ngày nay chúng ta sử dụng.



Đặc điểm máy hàn hồ quang tay
Ưu điểm lớn nhất là máy hàn hồ quang tay có thể dùng được cả dòng một chiều và xoay chiều.

Song nhìn chung máy hàn hồ quang tay có rất nhiều nhược điểm do nó là công nghệ cũ: Năng suất thấp, cường độ và tốc độ hàn đều không ổn định khiến phần kim loại tham gia vào mối hàn thay đổi, dễ bị khuyết tật nên thường xuyên bị bắn tóe kim loại và phải đánh xỉ cho mối hàn. Cũng bởi tốc độ hàn nhỏ mà chiều rộng vùng ảnh hưởng nhiệt tương đối lớn

Thêm vào đó, điều kiện làm việc của thợ hàn rất độc hại do thường xuyên phải tiếp xúc bức xạ cũng như hơi và khí độc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét